Đặc điểm chung và khác biệt giữa các nước BRICS BRICS

BRICS là một tổ chức chính trị, quốc tế hàng đầu của các nền kinh tế mới nổi (emerging economies). Đây là những nước có dân số lớn, diện tích rộng, tiềm lực quân sự hùng mạnh. Về mặt kinh tế, đây là các nền kinh tế đang nổi lên có tiềm lực kinh tế hùng hậu, đang cải cách mạnh mẽ và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Cả năm nước trên đều là những siêu cường tiềm năng. Thuật ngữ "BRIC" được Jim O’Neill, giám đốc nhà băng Goldman Sachs đưa ra ban đầu để chỉ 4 nước Brasil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Khi Nam Phi được mời gia nhập nhóm này vào tháng 12 năm 2010, BRIC được viết lại thành BRICS.[2] Vào ngày 14 tháng 4 năm 2011 Nam Phi tham dự lần đầu tiên vào cuộc họp mỗi năm của nhóm các quốc gia này, từ đó được gọi là BRICS.[3]

Như vậy, vào năm 2011, BRIC trở thành BRICS gồm có 5 thành viên. Với Nga có thể là ngoại lệ, thì các thành viên BRICS được coi là các quốc gia công nghiệp hóa mới phát triển, nhưng là các nền kinh tế lớn và có ảnh hưởng đáng kể về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Năm 2012, năm nước nhóm BRICS có dân số là 42% dân số thế giới, với GDP chiếm khoảng 13,6 nghìn tỷ USD (25%), và khoảng 4 nghìn tỷ USD trong dự trữ ngoại tệ.[4]

Trung Quốc có nhiều điểm chung với Brazil và Nga. Các nhà xã hội học xác định các nền kinh tế này là một nhóm quốc gia không giàu và mạnh như các nền dân chủ phát triển, nhưng không nghèo và nhỏ bé như các nước châu Phi, Trung Mỹ hay Đông Nam Á khác. Các nước này đặc trưng bởi các nhà nước mạnh với các thể chế yếu, chính phủ chịu ảnh hưởng lớn của các công dân giàu có nhất, và nạn đói nghèo tràn lan.[5]

Tuy nhiên Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc lớn gấp 28 Nam Phi, gấp 4 lần lớn hơn Ấn Độ và Nga. Về số thu nhập đầu người thì Nga và Trung Quốc lớn gấp 10 lần Ấn Độ. Những trọng tâm về kinh tế cũng khác nhau.[4]

Về mặt thể chế chính trị cũng có những sự khác biệt. Brasil, Nam Phi và Ấn Độ là các nước theo thể chế Tư bản kiểu mới, Trung Quốc Cộng sản chủ nghĩa, và Nga tư bản kết hợp. Về địa lý, vì các nước này nằm cách xa nhau nên khó có cùng những lợi ích chính trị chung. Nga tranh cãi với các nước chung quanh, Trung Quốc có một quan hệ quốc tế căng thẳng với các nước trong vùng, còn Brasil thì cô lập tại châu Mỹ Latin.[4] Quan hệ giữa các nước BRICS với nhau cũng không phải là êm thắm. Trung Quốc và Ấn Độ đã có chiến tranh dọc theo bên giới đôi bên, có sự khác biệt về quan hệ với Pakistan và với Dalai Lama, cũng như chiến lược biển cả. Mặc dù chiến tranh biên giới cuối cùng giữa Nga và Trung Quốc tại Amur 1969, cách đây rất lâu, nhưng cũng có những lo sợ là Trung Quốc sẽ dần dần dành ảnh hưởng lớn tại vùng Trung Á, những nước mà trước đây thuộc Liên Xô.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: BRICS http://www.briciq.com/index.html http://www.businessweek.com/magazine/content/03_43... http://danskeresearch.danskebank.com/link/Presenta... http://diepresse.com/home/wirtschaft/international... http://www2.goldmansachs.com/insight/research/repo... http://www.gs.com/insight/research/reports/99.pdf http://www.nationmaster.com/red/graph/eco_gdp_perc... http://www.strattonstreetcapital.com/abf/reports/a... http://www.bpb.de/apuz/173787/brics http://www.zeit.de/politik/ausland/2014-07/brics-g...